Bài viết

Tuyển dụng Nhân viên phát triển đại lý và Giám đốc kinh doanh khu vực

Tin từ 0 comments

+ Nhân viên phát triển đại lý

  • Lương từ 7.000.000đ – 10.000.000đ
  • Hoa hồng 5%
  • Làm việc tại 2 địa chỉ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoặc làm việc độc lập trên các tỉnh thành khác
  • Mô tả công việc: Chăm sóc, phát triển đại lý, hỗ trợ đại lý bán hàng và thông báo các chương trình khuyến mãi của công ty dành cho đại lý và khách hàng.

+ Giám đốc kinh doanh khu vực

  • Lương từ 10.000.000đ – 15.000.000đ
  • Thưởng 5% doanh thu
  • Làm việc tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
  • Chế độ bảo hiểm xã hội, du lịch, thưởng hàng tháng – hàng quý – hàng năm,…

 

 

 

Xem thêm

6 nguyên nhân thường gặp khiến nhà tuyển dụng từ chối bạn

Tin từ 0 comments

Hồ sơ của bạn hoàn toàn phù hợp với mô tả công việc, bạn cũng nhận được phản hồi tích cực từ nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn, thế nhưng sau thời gian chờ đợi bạn nhận được lời mời hợp tác “lần sau”. Kết quả này có thể gây bất ngờ nhưng có rất nhiều lý do nằm ngoài kiểm soát của bạn. Cùng Tìm Việc Nhanh tìm hiểu những lý do nào khiến nhà tuyển dụng lại “lắc đầu” với bạn nhé.

1. Bạn không đủ điều kiện

Có lẽ đây là lý do đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến. Các nhà tuyển dụng nói rằng hơn một nửa số người xin việc không đủ điều kiện và đôi khi còn hơn thế nữa. Vì thế khi nộp đơn vào vị trí yêu cầu 3 năm kinh nghiệm trong khi bạn chỉ là sinh viên mới ra trường thì hiển nhiên nhà tuyển dụng không thể cho bạn một “dấu tích xanh” như mong muốn. Bên cạnh đó, những vị trí yêu cầu có chứng chỉ bằng cấp bắt buộc như TOEIC, tin học văn phòng,… cũng là nguyên nhân khiến bạn không được nhận khi không sở hữu chúng.

2. Vị trí đã được lấp đầy trong nội bộ

Giữa ứng viên xa lạ bên ngoài và ứng viên nội bộ thì hiển nhiên nhà tuyển dụng sẽ chọn người cùng làm việc và đã hiểu rõ về công ty. Bên cạnh đó, tuyển dụng ứng viên nội bộ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như chi phí thấp, thời gian tuyển dụng nhanh, ít rủi ro và đánh giá được năng lực của nhân viên. Nếu “thất bại” trước một ứng viên nội bộ thì cũng không phải là điều gì quá to tát vì dù sao “gà nhà” vẫn được ưu tiên hơn đúng không nào. Dĩ nhiên, bạn chẳng thể biết được điều này trừ khi bạn có những mối quan hệ khác trong tổ chức đấy.

6-nguyên-nhân-thường-gặp-khiến-nhà-tuyển-dụng-từ-chối-bạn-hình-ảnh-1.png
Ứng viên nội bộ luôn nhận được sự ưu ái hơn ứng viên bên ngoài

3. Bạn không phù hợp với văn hóa công ty

Ngay cả khi hồ sơ của bạn hoàn toàn phù hợp với trình độ chuyên môn và thư xin việc cũng rất xuất sắc thì không có gì đảm bảo bạn sẽ được nhận. Có thể bạn giỏi nhưng còn nhiều ứng viên khác hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó, văn hóa công ty cũng là một rào cản rất lớn nếu như bạn không thể hòa hợp được. Thực tế một con người năng động, yêu thích sự làm việc tự do thì rất khó để gia nhập vào tổ chức có tính chất chuyên nghiệp, làm việc nghiêm túc với nhiều quy định rắc rối.

4. Bạn đã tạo ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng

Khi nhân sự đang xem xét một nhóm ứng viên tài năng, thậm chí một sai lầm có thể là lý do đủ để bạn phải “trả giá” cho con đường nghề nghiệp của mình. Cho dù bạn có tài năng đến đâu vẫn nên lịch sự, chuyên nghiệp và tử tế với người đối diện.

5. Bạn “vượt” điều kiện của nhà tuyển dụng

Nếu người quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm ai đó làm một công việc cụ thể mà bạn có vẻ “dư sức” để làm thì họ có thể lấy người nộp đơn kém chất lượng hơn vì lý do ngân sách hoặc vì vai trò đó kém hơn trình độ của bạn. Hy vọng, bạn sẽ nhanh chóng được khen thưởng cho các kỹ năng của mình ở môi trường khác.

6-nguyên-nhân-thường-gặp-khiến-nhà-tuyển-dụng-từ-chối-bạn-hình-ảnh-2.png
Đôi khi nhà tuyển dụng cần nhân tố có trình độ kém hơn bạn

6. Công ty đang trải qua một cuộc tái cấu trúc

Việc tuyển dụng có thể bị trì hoãn trong quá trình tái cấu trúc lớn, trong đó nhân sự sẽ đánh giá lại các ưu tiên của họ cho loại vị trí công việc nào họ cần. Nếu bạn vẫn thực sự hào hứng với công ty, thì hãy cho HR biết rằng bạn có thể quan tâm đến bất kỳ vị trí nào trong tương lai có thể xảy ra, biết đâu trong đợt tuyển dụng tiếp theo bạn sẽ là cái tên đầu tiên được công ty nhắc đến thì sao.

Dù lý do là gì đi nữa, việc không đạt được một công việc mơ ước không thể là lí do ngăn cản quá trình tìm việc của bạn. Xem lại sơ yếu lý lịch, tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và giữ tinh thần ổn định như giai đoạn đầu là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua “cú sốc” đau đớn này. Tìm được việc làm mơ ước là không dễ dàng vì thế đừng bỏ cuộc cho đến khi bạn thực hiện được điều này nhé.

Xem thêm

4 bước giúp bạn đạt được công việc mơ ước của mình

Tin từ 0 comments

Khi khảo sát những người trong giai đoạn từ 25 – 33 tuổi, 30% trong số họ đều xác định được công việc mơ ước của mình nhưng hầu hết mọi người đều không biết cách làm thế nào để đạt được công việc đấy. Nếu bạn cũng đang loay hoay với vấn đề này, hãy tham khảo ngay 5 bước sau đây.

1. Hãy chắc chắn rằng nó thực sự là công việc mơ ước của bạn

Để đạt được công việc mà mình mơ ước, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đó là công việc gì. Nó có thực sự là niềm đam mê của bạn không hay chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi. Bạn có thể vạch ra những câu hỏi và tìm đáp án cho chúng như công việc nào bạn thực sự yêu thích? Nó có phù hợp với năng lực và tính cách của bạn hay không? Nếu theo đuổi vị trí này bạn phải đánh đổi những gì?

Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi ý kiến những người đang làm việc trong mảng này và chính xác là ở vị trí mà bạn đang ao ước. Chính người trong cuộc mới hiểu rõ bản chất thật sự của công việc là như thế nào, nếu có thể hãy tham gia cùng họ một thời gian để chính bạn trải nghiệm thực tế, từ đó bạn có thể rút ra quyết định cho bản thân.

4-bước-giúp-bạn-đạt-được-công-việc-mơ-ước-của-mình-hình-ảnh-1.png
Xác định rõ đó có thực sự là công việc mơ ước của bạn hay không

 

2. Tạo lộ trình nghề nghiệp

Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Rachel Carroll luôn nỗ lực học tập với mong muốn có thể trở thành nhà thiết kế nổi tiếng, tuy nhiên sau khi tốt nghiệp ông liên tục bị từ chối cho vị trí này.

Ông Carroll – người đứng đầu về trải nghiệm người dùng (UX) tại StudySoup nói rằng: “Trước khi đạt được công việc mơ ước của mình, tôi cũng từng là một thực tập sinh. Đây là khoảng thời gian khá vất vả khi công việc thì nhiều nhưng được nhận lương rất ít, thậm chí là không có lương. Tuy nhiên, sự đánh đổi này hoàn toàn xứng đáng”.

Nếu bạn rời khỏi trường đại học đã lâu, hãy xem xét đến việc tiếp tục chương trình giáo dục của bạn ở mức độ cao hơn để tạo lộ trình phát triển cho sự nghiệp của mình hay chấp nhận vị trí hiện tại. Bên cạnh đó, việc trau dồi kỹ năng hoặc học lấy bằng các chứng chỉ hữu ích cho công việc cũng là một bước quan trọng trong lộ trình nghề nghiệp của bạn.

 3. Xây dựng các mối quan hệ

Trong thời đại ngày nay, người càng thành công trong công việc người đó càng có mạng lưới quan hệ cá nhân càng rộng rãi. Bạn hãy nhớ rằng sếp cũ, đồng nghiệp cũ hay những người bạn mới luôn là những nhân tố đặc biệt, có thể mang lại lợi ích cho bạn về sau này. Do đó, không ngừng mở rộng các mối quan hệ cá nhân mới đồng thời chăm chút cho những mối quan hệ hiện tại của mình.

Để mở rộng các mối quan hệ của mình bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Tham dự hội thảo, hội nghị liên quan đến lĩnh vực công việc mơ ước của bạn.
  • Tìm một huấn luyện viên nghề nghiệp hoặc cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Theo dõi và tham gia các hội nhóm trên facebook về ngành công việc mơ ước của bạn.
4-bước-giúp-bạn-đạt-được-công-việc-mơ-ước-của-mình-hình-ảnh-2.png
Tích cực mở rộng các mối quan hệ cá nhân

4. Chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của bạn

Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang tham gia phỏng vấn cho công việc mơ ước của mình. Bạn đang ngồi đối diện với một người quản lý tuyển dụng và họ có hồ sơ của bạn cũng như bản mô tả công việc. Bạn nên nhớ rằng cho dù bạn thực hiện những bước trên tốt như thế nào như thế nào nhưng nếu bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng ở bước này thì cơ hội dành cho bạn là rất mong manh. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bộ hồ sơ chỉn chu và một tinh thần tự tin chính là chìa khóa giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình.

Xác định công việc mơ ước của mình là cần thiết nhưng vạch ra kế hoạch để giúp bạn đạt được nó mới là điều quan trọng nhất. Nếu thấy bản thân còn yếu ở điểm nào hãy tìm cách để cải thiện chúng, như thế con đường đến với công việc mơ ước sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

Xem thêm

Những hình thức khen thưởng nhân viên hợp lý nhất

Tin từ 0 comments

 Là một nhà lãnh đạo tài ba bạn cần phải biết quan tâm đến nhân viên của mình và tạo động lực giúp họ làm việc tốt hơn. Đặc biệt, đối với những các nhân có thành tích ưu tú, bạn nên dành cho họ những phần thưởng xứng đáng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có những hành động khích lệ cho nhân viên của mình.

1. Tiền thưởng

Tiền mặt được xem là phần thưởng thiết thực và hấp dẫn nhất đối với mỗi nhân viên. Dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, bạn có thể tính toán một phần thưởng xứng đáng dựa trên những đóng góp cụ thể của từng người.

Những-hình-thức-khen-thưởng-nhân-viên-hợp-lý-nhất-hình-ảnh-1.png
Tiền mặt được xem là phần thưởng thiết thực và hấp dẫn nhất

2. Thời gian nghỉ phép

Bên cạnh những giá trị vật chất, bạn cũng nên quan tâm đến giá trị tinh thần của nhân viên. Bạn có thể thêm vài ngày hoặc thậm chí một tuần vào các kỳ nghỉ của họ vào cuối năm hoặc sau khi kết thúc một dự án lớn để họ có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một thời gian vất vả. Thực tế cho thấy, những nhân viên có đầy đủ thời gian nghỉ phép có tinh thần làm việc tốt hơn so với những nhân viên còn lại, cho dù được trả thêm tiền đi chăng nữa.

3. Quà tặng đặc biệt

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo gần gũi với cấp dưới thì có thể bạn đã nghe họ nói về một niềm đam mê hoặc trò tiêu khiển yêu thích. Nếu họ thích chơi thể thao, hãy đầu tư cho họ những dụng cụ liên quan cần thiết các mặt hàng khác liên quan đến thể thao của họ. Hoặc nếu nhân viên của bạn đặc biệt yêu thích một nghệ sĩ nào đó, bạn hãy tặng họ chiếc vé tham dự buổi biểu diễn của người đó. Không gì tuyệt bằng được nhận quà đúng thứ mình thích đúng không nào? Bên cạnh đó, điều này còn cho thấy bạn là một người sếp tâm lý, thực sự quan tâm đến nhân viên của mình.

4. Thăng chức

Nếu một nhân viên đã có thâm niên làm việc lâu tại công ty hoặc một cá nhân xuất sắc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty thì bạn nên xem xét, cân nhắc đưa họ lên vị trí cao hơn. Khi tiếp nhận một trách nhiệm mới, họ sẽ có cơ hội để phát triển bản thân nhiều hơn, cũng từ đó họ sẽ trở thành trợ thủ đắc lực, hỗ trợ bạn trong công việc. Đây cũng được xem là một cách giúp bạn đào tạo tiềm năng cho doanh nghiệp mà không phải tìm kiếm từ bên ngoài.

Những-hình-thức-khen-thưởng-nhân-viên-hợp-lý-nhất-hình-ảnh-2.png
Thăng chức cho nhân viên

5. Hỗ trợ đào tạo cho nhân viên

Một cách khác có thể bày tỏ sự cảm kích của bạn với nhân viên chính là hỗ trợ các chương trình giáo dục bổ sung hoặc chứng nhận có liên quan hoặc không liên quan đến công việc hiện tại mà cấp dưới của bạn muốn tham gia. Hành động này cho thấy bạn tin tưởng vào năng lực của họ và từ đó truyền cảm hứng tinh thần cho nhân viên của mình. Họ sẽ hào hứng và nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu mà bạn đề ra.

Trên đây là những gợi ý về những cách giúp bạn khích lệ nhân viên hiệu quả nhất. Bằng những hành động cụ thể, mang đến những phần thưởng xứng đáng cho cấp dưới, mối quan hệ giữa bạn và nhân viên sẽ trở nên thân thiết và gần gũi hơn.

Xem thêm